Thanh niên Thanh Tùng quyết tâm làm giàu trên quê hương từ mô hình chăn nuôi Gà theo tiêu chuẩn VietGAP
Trong những năm qua, Đoàn thanh niên xã
Thanh Tùng, huyện Thanh Chương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ
thanh niên thoát nghèo, từng bước lập thân, lập nghiệp bằng nguồn vốn tín dụng
chính sách, qua đó, phát huy có hiệu quả nguồn vốn, góp phần tạo việc làm, ổn định
cuộc sống cho đoàn viên, thanh niên. Nhờ nguồn vốn từ các chương trình tín dụng
ưu đãi Ngân hàng CSXH, đoàn viên, thanh niên giờ đây không chỉ sử dụng hiệu quả
nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững,
giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn vay vốn để mua trang
thiết bị phục vụ cho cuộc sống, kinh doanh, khởi nghiệp
Chúng tôi có mặt tại gia trại anh Trần
Văn Kiên, xóm 5, xã Thanh Tùng, là một trong những gương mặt thanh niên dám
nghĩ dám làm, có ý tưởng phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương với
mô hình chăn nuôi gà và lợn thịt thương phẩm.
BTV
Đoàn xã Thanh Tùng đến thăm mô hình kinh tế của anh Trần Văn Kiên
Vượt qua khó khăn, với tinh thần cầu thị,
anh Trần Văn Kiên tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà nội chuyên nghành Thú y, sau
khi ra trường anh đã về quê hành nghề Thú y phục vụ nhân dân và học hỏi kinh
nghiệm, kỹ thuật từ các mô hình thực tế cho hiệu quả tại các địa phương, của
đoàn viên, thanh niên vùng lân cận; từ sự chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của các
Trang trại lớn. Đồng thời, được tiếp cận các nguồn vốn vay sản xuất, kinh
doanh, giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH, anh đã mạnh dạn xây dựng trang trại
nuôi Lợn thịt và nuôi gà thịt thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đây là mô hình thanh niên
phát triển kinh tế được Huyện đoàn Thanh Chương cùng Đoàn xã hỗ trợ
thanh niên tiếp cận nguồn vốn. Anh Trần Văn Kiên cho biết: Mô hình sẽ là cơ hội
để nâng cao thu nhập cho gia đình. Hiện tại anh đang nuôi 700 con gà thả vườn và
80 con lợn thịt, sau khi được vay thêm vốn anh tiếp tục đầu tư xây dựng mô hình
nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 120 m2, có thể nuôi
1500 con một lứa, từ 3-4 tháng có thể xuất bán ra thị trường.
Nhờ
chủ động về con giống, nắm bắt kỹ thuật nuôi, cùng với kinh nghiệm tích lũy
được, mô hình đã cho hiệu quả thiết thực.
Anh Trần Văn Kiên mở rộng thêm mô hình chăn nuôi
Để hình thành các mô hình kinh tế như
trên, Huyện đoàn Thanh Chương tích cực đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập
nghiệp. Trong đó, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham quan các mô hình kinh
tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh,…Thực hiện rà
soát, tổng hợp danh sách, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục và tổ chức tập huấn nâng
cao năng lực về công tác giảm nghèo cho cán bộ đoàn, đoàn viên trên địa bàn và
thông tin về các mô hình phát triển kinh tế.
Năm 2025, trong Lễ khởi động Tháng thanh
niên 2025, Huyện đoàn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho thanh
niên vay vốn để giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo với
các mô hình phát triển kinh tế như: chăn nuôi gà thịt, xưởng mộc, trồng bí đỏ hồ
lô, tổng số tiền 230.000.000 đồng.
Đồng chí Trình Văn Nhã - PBT Huyện ủy,
CT UBND Huyện cùng đồng chí
Lê Văn Dũng – Bí thư huyện đoàn trao biển hỗ
trợ các mô hình thanh niên phát triển kinh tế.
Ngoài ra, tập trung tổ chức các hoạt động
tạo môi trường để thanh niên phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu
khoa học, lao động, phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả lao động.
Các tổ chức Đoàn từ Huyện đến
xã đã quan tâm tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp
cho đoàn viên, thanh niên về xây dựng hình ảnh, thương hiệu và quảng bá tuyên
truyền sản phẩm. Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hiệu quả do đoàn
viên, thanh niên làm chủ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Xã Thanh Tùng hiện có khoảng 6 mô hình
kinh tế do thanh niên đứng chủ, về các lĩnh vực như: chăn
nuôi tổng hợp trâu bò, lợn gà, nuôi ốc, nuôi thủy sản, xưởng mộc,dịch vụ xe taxi, máy cày...
Trong thời gian tới, Đoàn xã sẽ tích cực nắm
tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên trong phát triển kinh tế để có định
hướng, tư vấn cũng như phối hợp với các ngành liên quan tạo điều kiện chuyển
giao khoa học kỹ thuật, giống, kinh nghiệm, tổ chức tham quan học tập mô hình
kinh tế trong và ngoài huyện nhằm định hướng, hỗ trợ, giúp thanh niên khởi nghiệp,
lập nghiệp thành công. Từ đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, tạo động lực
thúc đẩy đoàn viên, thanh niên làm giàu trên quê hương.
Tin bài: Hoàng Trường - Bí thư Đoàn xã Thanh Tùng